Ảnh

Biodiversity Protection

Ảnh

Biodiversity Protection

Ảnh

Ecosystems and us

Ảnh

Ecosystems and us

Ảnh

What is biodiversity

Ảnh

What is biodiversity

Ảnh

Partnership Slide

Ảnh

Partnership Slide

Biodiversity

Bảo vệ sự đa dạng sinh học là một phần trong sứ mệnh của MSIG

Tại MSIG, chúng tôi luôn nỗ lực đóng góp cho công cuộc xây dựng xã hội tươi đẹp và một tương lai bền vững cho hành tinh nhờ đảm bảo sự an toàn cũng như an tâm cho mọi người. Là doanh nghiệp bảo hiểm bằng cả trái tim, chúng tôi nhận thấy việc bảo vệ sự đa dạng sinh học là yêu cầu cơ bản cho sự phát triển của hệ sinh thái vì chúng cung cấp cho chúng ta những nguồn tài nguyên thiết yếu như thực phẩm, nước uống và thuốc men. Đây là những yếu tố then chốt đối với sự phát triển bền vững của xã hội cũng như sự tồn tại của chúng ta.​

Hãy xem và tìm hiểu phương thức mà chương trình hợp tác này đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai.

Bạn có thể truy cập danh sách video phát trên YouTube của chúng tôi để tìm hiểu thêm về sự đa dạng sinh học.

Chương trình hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hiện MSIG đang hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CIAP) với mục tiêu bảo vệ sự đa dạng sinh học thông qua việc bảo tồn rừng và đại dương. Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề về khí hậu một cách tự nhiên. Trạng thái tự nhiên đóng góp đến 30% cho giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu nhờ khả năng cắt giảm hoặc tránh phát thải khí carbon.

Tìm hiểu thêm
partners
partners
&nbps;

Cách chúng tôi tạo ra sự khác biệt ở Châu Á

300000
CÂY XANH ĐƯỢC TRỒNG TRÊN DIỆN TÍCH HƠN 350 HÉC TA
185
HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC HƯỚNG DẪN VỀ PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY
337
HỌC SINH ĐƯỢC GIÁO DỤC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
97057
CÂY CON ĐƯỢC PHÁT NHẰM KHUYẾN KHÍCH HOẠT ĐỘNG TRỒNG CÂY
165
GIÁO VIÊN ĐƯỢC HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
23
LOÀI CHIM MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN THÊM
21300
CÂY CON ĐƯỢC TRỒNG CHO RỪNG NGẬP MẶN
22
TRƯỜNG HỌC THAM GIA VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VỀ MÔI TRƯỜNG
9
LOÀI BƯỚM MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN THÊM

Hệ sinh thái và chúng ta:
Mối liên kết của tự nhiên

Bảo vệ hệ sinh thái trên quy mô lớn chính là đảm bảo cần thiết để giảm thiểu rủi ro trước các thảm họa cho hành tinh chúng ta. Hệ sinh thái là khu vực địa lý nơi các loài cây cối, động vật và các sinh vật sống khác, cũng như thời tiết và địa hình tương tác với nhau. Toàn bộ bề mặt của Trái đất là một chuỗi nhiều hệ sinh thái có liên quan chặt chẽ với nhau. Hệ sinh thái càng đa dạng bao nhiêu, thì càng phong phú, màu mỡ bấy nhiêu.

Click vào từng hệ sinh thái ở bên phải để tìm hiểu thêm.

 
Rừng ngập mặn
Biển
Rừng

Tính tương trợ của tự nhiên:

Hệ sinh thái
rừng

Rừng là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học bậc nhất trên Trái đất. Rừng mưa nhiệt đới là môi trường sống có số lượng loài đa dạng nhất trong số những môi trường sống trên cạn, trong đó tất cả các loài đều có sự liên kết với nhau - dù là để kiếm thức ăn, phát triển hay sinh tồn v.v...

Như là:

Rừng là môi trường sống của rất nhiều loài động vật.
Trong đó có một số loài là động vật ăn cỏ.
Thực vật cần đất đai màu mỡ để phát triển tốt.
Nấm giúp phân hủy chất hữu cơ và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.

Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ tương trợ giữa loài tê tê Sunda và loài mối, cũng như việc rừng ảnh hưởng đến con người ra sao.

Trong hệ sinh thái rừng, các loài vô cùng đa dạng từ thực vật, vi khuẩn, nấm, côn trùng, chim chóc, bò sát, lưỡng cư đến động vật có vú như vượn, diều hâu, báo gấm, con lười v.v... Mỗi kilomet vuông trong rừng có thể có hơn 1.000 loài sinh sống.

 
 

Loài tê tê Sunda cực kỳ quý hiếm sinh sống trong những khu rừng ở Đông Nam Á. Một cá thể tê tê có thể tiêu thụ tới 70 triệu con côn trùng mỗi năm mà chủ yếu là mối.

 

Nếu không có loài tê tê Sunda thì
số lượng mối sẽ tăng vọt.

Quần thể mối phát triển với số lượng lớn sẽ gây ra bất lợi cho sự sinh trưởng của rừng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của người dân địa phương, cụ thể cứ 4 người thì có 1 người có sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào rừng.

 
 

Tính tương trợ của tự nhiên:

Hệ sinh thái
biển

Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất. Có rất nhiều loài động thực vật như cỏ biển, san hô, linh sam, cá đuối, rùa, cá nược, cũng như vi tảo, sinh vật phù du và nhiều loài khác sinh sống trong hệ sinh thái này. Sự tồn tại của loài này phụ thuộc vào loài khác.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, nhiệt độ nước biển thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến các loài thực vật sinh sống trong môi trường này. Các loài động vật sử dụng chúng làm thức ăn hoặc nơi trú ẩn buộc phải thích nghi với những thay đổi này, chuyển sang một hệ sinh thái khác hoặc là chịu diệt vong. Tương tự, những thay đổi này rồi cũng sẽ gây tác động đáng kể cho chúng ta.

Qua đây, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của cá mập trong việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe môi trường biển.
 

 

Cá mập có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì đây là một loài động vật ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn. Chúng là dấu hiệu cho chúng ta biết về tình hình sức khỏe của đại dương.

 
 
 
 
 

Cá mập giúp duy trì sự cân bằng giữa các loài cạnh tranh với nhau, loại bỏ những loài cá ốm yếu ra khỏi quần thể con mồi của chúng. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho quần thể cá, giúp các cá thể trong bầy tăng kích thước, trong đó có cả các loài được con người sử dụng làm thức ăn.

 
 
 
 

Cá mập gián tiếp giúp duy trì môi trường sống của cỏ biển và rạn san hô vì chúng tác động đến môi trường sống và thói quen ăn uống của con mồi cũng như của các loài khác.

 
 
 
 
 
 
 

Tính tương trợ của tự nhiên:

Hệ sinh thái
rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn được coi là một giải pháp tự nhiên giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Hiệu quả lưu giữ carbon của rừng ngập mặn cao hơn rừng trên cạn đến ba lần. Lượng carbon đã hấp thụ được lưu giữ lại trong cây cối và trầm tích và trở thành “carbon xanh”. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có thể hấp thụ lượng carbon cao gấp 4 lần so với rừng trên cạn, dù mức độ bao phủ chỉ chiếm 0,1% diện tích bề mặt Trái đất.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái có sự đa dạng sinh học và hiệu quả cao nhất trên Trái đất. Rừng ngập mặn là môi trường sống quan trọng đối với các loài sinh vật biển như cá hồng, cá mập, lợn biển, cua v.v..., các loài này tương trợ nhau để sinh tồn.

Và đây là cách mà rừng ngập mặn cung cấp thức ăn cho các loài cá rạn san hô.

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái hiệu quả nhờ khả năng sản sinh ra chất dinh dưỡng, cá consinh vật phù du.

 
 
 

Mỗi khi thủy triều rút, chất dinh dưỡng từ rừng ngập mặn cũng đi theo, đây là nguồn thực phẩm nuôi dưỡng các sinh vật phù du và các đàn cá mồi.

 
 
 
 

Các sinh vật phù ducá mồi di chuyển giữa các rạn san hô và bị các loài cá ở đây hoặc thậm chí là cá mập ăn thịt.

 
 

Trung tâm tri thức

Hãy xem và tìm hiểu thêm về sự đa dạng sinh học.

Why companies must lead the sustainability charge
© Conservation International/photo by John Martin
BÀI VIẾT

Tại sao các công ty nên dẫn đầu trong việc đảm nhận các trách nhiệm về tính bền vững

Natural Climate Solutions
VIDEO

Giải pháp khí hậu tự nhiên

&nbps;
Những điều chúng ta được biết về ĐA DẠNG SINH HỌC

Những điều chúng ta được biết về

ĐA DẠNG SINH HỌC

Trên Trái Đất có hàng triệu loài động thực vật, côn trùng cũng như vi sinh vật phân bố rộng rãi trong nhiều môi trường sống—từ các vùng sông ngòi, rừng rậm đến sa mạc và đại dương. Sự đa dạng của các loài được gọi là sự đa dạng sinh học - Biodiversity. 'Bio' có nghĩa là sinh học, còn 'diversity' có nghĩa là đa dạng.

Tại sao đa dạng sinh họcCÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA?

Tại sao đa dạng sinh học

CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA?

Thế giới của chúng ta giống như một mạng lưới được cấu thành từ nhiều sợi tơ, trong đó mỗi sợi tơ đại diện cho một sinh vật sống tồn tại trong hệ sinh thái và tất cả đều có kết nối với nhau. Rừng là môi trường sống của nhiều loài. Các loài động vật ăn thực vật. Ong và các loài côn trùng khác giúp cây cối thụ phấn. Cây cối thì cần đất đai màu mỡ để phát triển tươi tốt. Đất đai có màu mỡ hay không phụ thuộc vào quá trình phân hủy các chất sinh học có trong các loài nấm. Mỗi sinh vật dù lớn hay nhỏ đều đảm nhiệm một vai trò nhất định trong hệ sinh thái tự nhiên và góp phần duy trì sự sống cho hành tinh hơn 7 tỷ người của chúng ta. Chỉ cần một liên kết bị phá vỡ sẽ khiến cho toàn bộ mạng lưới trở nên bất ổn và yếu ớt đi.

Đa dạng sinh học là nền tảng của sự sống và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của hành tinh chúng ta. Đây là cốt lõi của hệ thống hỗ trợ sự sống trên Trái Đất và chúng ta tồn tại dựa vào hệ thống này. Hệ sinh thái của Mẹ Thiên nhiên cũng như sự đa dạng sinh học là yếu tố không thể thiếu giúp chúng ta tận hưởng trọn vẹn cuộc sống tuyệt vời và vô giá, thứ mà bao lâu nay chúng ta vẫn hay coi là hiển nhiên:

biodiversity

Nguồn lương thực ổn định

biodiversity

Nguồn nước

biodiversity

Thuốc

biodiversity

Nguồn khí oxy

biodiversity

Hoạt động kinh tế

biodiversity

Khí hậu ổn định

biodiversity

Ít thiên tai

Tại sao đa dạng sinh họcĐANG BỊ ĐE DỌA?

Tại sao đa dạng sinh học

ĐANG BỊ ĐE DỌA?

.

 

 

Chỉ trong 40 năm gần đây*, số lượng động vật có vú, các loài chim, cá, bò sát và động vật lưỡng cư đã giảm đi tới 60% và xu hướng này có thể còn xấu đi hơn nữa.

 

Không may thay tác nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh học lại chính là loài người. Chúng ta chặt phá rừng, thải khí nhà kính vào bầu khí quyển và xả đầy rác thải nhựa cũng như hóa chất độc hại vào sông ngòi và đại dương.

 

Việc sử dụng tài nguyên một cách vô trách nhiệm và sự phát triển không bền vững cũng là tác nhân hủy hoại môi trường sống tự nhiên của rất nhiều loài dẫn đến quá trình nóng lên toàn cầu xảy ra nhanh hơn và khiến tác động do thiên tai cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy con người là tác nhân gây ra hiện tượng này, nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể sửa lại lỗi sai của mình.

*Nguồn: Quần thể động vật hoang dã giảm đi 60% chỉ trong 40 năm. (Báo cáo Hành tinh Sống của WWF năm 2018)

Đa dạng sinh học và bạn

Giảm dấu vết carbon

Dấu vết carbon của bạn là gì? Là lượng khí thải carbon từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người, chẳng hạn như đi lại hoặc ăn uống, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Hãy dùng công cụ tính toán của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế để biết lượng khí thải carbon của bạn có từ đâu và tìm hiểu cách giảm thiểu khí thải ngay từ bây giờ nhé.

Cùng chung một mục tiêu bảo vệ sự đa dạng sinh học

Cùng tìm hiểu xem đối tác của MSIG đã xây dựng và triển khai các chính sách cũng như hoạt động kinh doanh như thế nào để bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng như giúp tự nhiên phát triển.

Tập đoàn thủy sản Thai Union: Cam kết đảm bảo sự phát triển bền vững cho cá ngừ

Đảm bảo sự phát triển bền vững của cá ngừ cho thế hệ mai sau.

MTR: Đưa công tác bảo vệ sự đa dạng sinh học vào chính sách của công ty

Đảm bảo sự đa dạng của các loài động, thực vật tại vùng đất ngập nước Lok Ma Chau.