Protecting biodiversity: The insurance for our future
Bảo vệ sự đa dạng sinh học là đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai
Sự đa dạng sinh học là thuật ngữ dùng để chỉ sự phong phú về các loài sống trên Trái Đất. Sự đa dạng sinh học cho chúng ta nước, thức ăn, nhiên liệu, thuốc men, giúp điều hòa khí hậu, đồng thời là nền tảng phát triển sinh kế và kinh tế. Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Do đó cần phải bảo vệ sự đa dạng sinh học để đảm bảo sự phát triển cho cả con người và thiên nhiên. Nhận thấy nhu cầu cấp thiết này, MSIG đã hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CIAP) để hỗ trợ các hoạt động bảo tồn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời nâng cao nhận thức về giá trị của sự đa dạng sinh học và thiên nhiên. Chúng tôi làm việc này không chỉ vì tương lai của hành tinh, mà còn vì chất lượng cuộc sống hôm nay và của các thế hệ mai sau.
Mục tiêu của chương trình hợp tác
Chương trình hợp tác kéo dài 3 năm, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn sự đa dạng sinh học trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo nguồn nước, thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men cũng như điều hòa khí hậu, góp phần duy trì chất lượng sống của hàng triệu người dân. Thông qua chương trình hợp tác này, chúng tôi hy vọng có thể bảo tồn được 9.500 héc-ta rừng (tương đương khoảng 13.000 sân bóng) và 72.500 héc-ta biển (nhỉnh hơn diện tích của Singapore một chút). Theo ước tính của chúng tôi, những hoạt động này có thể giúp cắt giảm hoặc tránh phát thải khoảng 4,7 triệu tấn khí carbon, tương đương với lượng khí thải của khoảng 1 triệu xe ô tô trong một năm.
Những mục tiêu này được đặt ra nhằm đảm bảo sự phát triển của hệ sinh thái và sự bền vững của xã hội, từ đó đảm bảo tương lai của hành tinh, trong đó có sự tồn tại và chất lượng sống của chúng ta và các thế hệ mai sau.
Bảo tồn và nghiên cứu rừng
Chương trình hợp tác này sẽ đóng góp cho công tác phục hồi rừng và hoạt động nghiên cứu về thực vật, từ đó hỗ trợ công tác phục hồi và bảo tồn sự đa dạng sinh học tự nhiên của Hồng Kông. Chương trình sẽ hỗ trợ cho đối tác địa phương của CIAP là Nông trại và vườn thực vật Kadoorie (KFBG) trong công tác nghiên cứu về sự đa dạng di truyền của thực vật để có thể hiểu rõ hơn về khả năng thích nghi, phục hồi của các loài trước thiên tai và tác động của con người.
Phục hồi rừng và bảo tồn môi trường biển
MSIG hiện đang tham gia vào các hoạt động phục hồi rừng của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế trong dự án Bức tường xanh triển khai tại Vườn quốc gia Gunung Gede Pangrango trong khu vực cảnh quan Gedepahala, đây cũng là nơi cung cấp nguồn nước ngọt thiết yếu cho 30 triệu người sống ở các thành phố lân cận, trong đó có Jakarta.
Chương trình hợp tác còn góp phần bảo vệ vùng biển của Bán đảo đầu chim (Bird's Head Seascape - BHS), được công nhận là một trung tâm về đa dạng sinh học biển của thế giới, có vai trò sống còn đối với hơn 350.000 người.
Nghiên cứu về môi trường hoang dã và bảo tồn rừng ngập mặn
Chương trình hợp tác sẽ hỗ trợ Hiệp hội Tự nhiên Malaysia (MNS) trong công tác bảo vệ rái cá hoang dã thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát và giám sát sinh thái.
Cộng đồng địa phương cũng sẽ được giáo dục về tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và tìm cách để sống hòa hợp với các loài động vật. Ngoài ra, còn có các sáng kiến nhằm tăng cường phạm vi tiếp cận với các hộ tiểu nông và tiểu chủ có trồng rừng để khuyến khích họ thực hiện những biện pháp canh tác tối ưu nhất để bảo tồn sự đa dạng sinh học của khu vực xung quanh.
Nghiên cứu, bảo tồn môi trường biển và rừng ngập mặn
Chương trình hợp tác sẽ hỗ trợ các nghiên cứu khoa học liên quan đến bảo tồn môi trường biển ven bờ. Những nghiên cứu này sẽ đánh giá sự đa dạng sinh học của khu vực biển và tìm kiếm cơ hội để hiểu rõ hơn, đánh giá đúng đắn hơn và bảo vệ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên của Singapore. Phương thức này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nguồn tài nguyên thiên nhiên này và giúp đưa ra quyết định đúng đắn về việc sử dụng tài nguyên đất và biển một cách bền vững.
Bảo tồn rừng và bảo vệ động vật hoang dã
Đây là hoạt động hợp tác để hỗ trợ cho Chương trình Cùng nhau tồn tại (Surviving Together) của Quỹ Freeland nhằm giảm thiểu nạn săn bắt động vật hoang dã bất hợp pháp thông qua hoạt động giám sát các khu bảo tồn và các loài động vật hoang dã. Trong khuôn khổ hợp tác, nhiều chương trình tăng cường phạm vi tiếp cận cũng sẽ được triển khai để hỗ trợ cho cộng đồng địa phương. Bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu vực này vừa giúp đảm bảo lợi ích về sinh thái và văn hóa, vừa đem lại nguồn thu nhập từ du lịch sinh thái.
Bảo tồn rừng và bảo vệ động vật hoang dã
Chương trình hợp tác sẽ hỗ trợ các hoạt động bảo tồn do Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam thực hiện. SVW được công nhận là tổ chức hàng đầu trong hoạt động cứu hộ, chăm sóc, phục hồi và giải phóng cho các loài bị đe dọa. Các hoạt động bảo tồn của SVW tại Vườn Quốc gia Pù Mát và Vườn Quốc gia Cúc Phương đã giúp xử lý những mối đe dọa đối với quần thể động vật hoang dã như môi trường sống bị thu hẹp, hoạt động săn bắt không bền vững và nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã. MSIG sẽ hỗ trợ trang bị cho nhân viên kiểm lâm và bác sĩ thú y những công cụ và thiết bị cần thiết để bảo vệ, chăm sóc các loài bị đe dọa nghiêm trọng sống trong hệ sinh thái này.