TRỒNG CÂY NGẬP MẶN

Quốc gia
Upload Image
Mangrove Replanting

Components

CÙNG CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG PHỤC HỒI DIỆN TÍCH ĐẤT NGẬP NƯỚC

Rừng ngập mặn là môi trường giàu về đa dạng sinh học. Rừng ngập mặn là môi trường sống và sinh sản của các sinh vật biển, các loài chim di cư và các loài khỉ; bảo vệ bờ biển khỏi tác động có hại của bão, sóng và lũ lụt; và lọc các chất ô nhiễm giúp cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra, rừng ngập mặn có thể hấp thụ lượng carbon dioxide gấp hai đến bốn lần so với rừng nhiệt đới lâu năm. Hệ sinh thái tại đây sinh trưởng tốt cũng giúp phát triển ngư nghiệp và hỗ trợ sinh kế cho người dân sống nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên như cá, trai và cua tại địa phương. Do đó, việc phá vỡ hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và môi trường - tình trạng này thưc tế đã xảy ra ở miền Đông Thái Lan.

Tình trạng suy thoái rừng ngập mặn ở tỉnh Rayong và Chanthaburi đang diễn ra rất nghiêm trọng. Cơn bão Pabuk đã phá hủy một phần rừng ngập mặn ở Prasae (Rayong), ngoài ra trong 30 năm qua, người dân địa phương ở Laem Sing (Chanthaburi) đã lấn chiếm vùng đất gần rừng ngập mặn và biến nó thành các trang trại nuôi tôm. Năm 2018, Bộ Tài nguyên Biển và Vùng ven biển Thái Lan đã tiến hành thu hồi phần diện tích đất bị chiếm dụng và lập kế hoạch phục hồi rừng ngập mặn.

Với sứ mệnh bảo vệ đa dạng sinh học và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho hành tinh của chúng ta, hiện MSIG đang hợp tác với Bộ Tài nguyên Biển và Vùng ven biển Thái Lan trong khuôn khổ dự án 3 năm với mục tiêu khôi phục rừng ngập mặn.

Trước khi trồng lại rừng, chúng tôi tiến hành dọn dẹp rừng ngập mặn tại tỉnh Rayong và Chanthaburi – đây là một bước cần thiết để tạo môi trường thuận lợi cho cây ngập mặn phát triển. Sau đó, 75 nhân viên tình nguyện của MSIG cùng với 20 người dân địa phương tại khu vực Prasae thuộc tỉnh Rayong và 30 người dân địa phương tại khu vực Bangkachai thuộc Laem Sing, Chanthaburi cùng nhau trồng lại cây con cho rừng ngập mặn.

eGarbage Collection

Cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng và chính quyền địa phương, chúng tôi hy vọng sẽ phục hồi cũng như đảm bảo sự tồn tại và phát triển của vùng đất này bằng cách duy trì cũng như trồng thêm nhiều cây con trong vòng 2 năm tới.

 

 

Các thành tích nổi bật:

  • Trồng được 21.300 cây con cho rừng ngập mặn;
  • Phục hồi 4,8 héc ta rừng;
  • Bảo vệ hơn 9.000 người dân địa phương sống trong và xung quanh khu vực rừng ngập mặn khỏi nguy cơ triều cường, xói mòn và xâm nhập mặn;
  • Hơn 1.000 hộ gia đình có nguồn thu nhập và/hoặc sinh kế chính dựa vào nghề đánh bắt cá tại rừng ngập mặn được hưởng lợi từ việc trồng rừng ngập mặn;
  • Diện tích rừng ngập mặn được phục hồi dự kiến sẽ hấp thụ 82,5 tấn carbon dioxide mỗi năm.
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting
Mangrove replanting