Nghiên cứu, bảo tồn biển và rừng ngập mặn

Quốc gia
Cities
Upload Image
marine-and-mangrove

Url Hash

marine-and-mangrove

Components

Hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CIAP)

Diện tích rừng ngập mặn ở Singapore đang bị đe dọa do áp lực từ quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số lên môi trường sống tự nhiên. Độ che phủ của rừng ngập mặn đã giảm từ mức 13% vào những năm 1820 xuống chỉ còn 0,5% tổng diện tích đất ở hiện tại. Giờ đây rừng ngập mặn chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ và phân bố chủ yếu ở phía bắc quốc đảo, trên đảo Pulau Tekong, đảo Pulau Semakau và đảo Pulau Ubin.

Đảo Pulau Ubin có mật độ đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Đây là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất ở Singapore và tập trung hầu hết các loài thực vật rừng ngập mặn đặc hữu của Singapore, bao gồm cả những loài quý hiếm nhất trên thế giới như loài 'Mắt cá sấu'. Hội đồng Công viên Quốc gia (NParks) ước tính trên đảo có hơn 700 loài thực vật bản địa, 215 loài chim, hơn 175 loài bướm, hơn 50 loài chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, 40 loài bò sát và 30 loài động vật có vú. Trong số này có nhiều loài cực kỳ quý hiếm và một số loài chưa từng đơợc phát hiện trên khu vực đất liền ở Singapore.

Các hoạt động trong chương trình hợp tác sẽ chú trọng đến những chiến lược hiệu quả để bảo vệ, phục hồi sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái giàu carbon, đặc biệt là hệ sinh thái ven biển hoặc carbon xanh như rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.

Chương trình cũng sẽ hỗ trợ các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo tồn môi trường biển ven bờ, chẳng hạn như nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học biển và những cách khác để hiểu rõ hơn, đánh giá đúng đắn hơn và bảo vệ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên của Singapore. Việc đầu tư để hiểu rõ hơn về nguồn tài nguyên thiên nhiên này có thể giúp đưa ra quyết định đúng đắn về việc sử dụng đất và biển một cách bền vững.

Hãy theo dõi để cập nhật những tin tức mới của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để hiểu rõ hơn về các hoạt động bảo tồn và tác động tích cực của nó đến những hệ sinh thái thiết yếu, đến đa dạng sinh học và chất lượng sống của con người trên khắp thế giới.