Bảo tồn và nghiên cứu về rừng

Quốc gia
Cities
Upload Image
forest-conservation-hk

Url Hash

forest-conservation-hk

Components

Hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CIAP)

Dù nổi tiếng là một thành phố đông đúc và có mức độ đô thị hóa cao nhưng Hồng Kông vẫn giữ được sự đa dạng sinh học phong phú của mình. Các khu rừng lá rộng thường xanh chiếm 1/5 diện tích đất của Hồng Kông và là môi trường sống của nhiều loại động thực vật. Ngoài ra, đất ngập nước cũng chiếm 5% diện tích đất của Hồng Kông, đây là nơi sinh sống của các loài chim bản địa, đồng thời là nơi kiếm ăn cho các loài chim di cư.

Tuy nhiên, trước sức ép ngày càng lớn do phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu và gia tăng dân số, cùng quá trình đô thị hóa của Hồng Kông đã khiến cho diện tích rừng dần bị thu hẹp lại. Một số vấn đề như nạn chặt phá rừng, mất đi sự đa dạng sinh học và suy kiệt dinh dưỡng đất đang đe dọa đến sự tồn tại của các loài động thực vật quý hiếm ở Hồng Kông.

Sự hợp tác này sẽ góp phần vào việc phục hồi những cánh rừng và triển khai nghiên cứu về thực vật nhằm hỗ trợ việc bảo tồn đa dạng sinh học bản địa ở Hồng Kông.

Đối tác của CIAP tại Hồng Kông là Nông trại và vườn thực vật Kadoorie (KFBG) sẽ được MSIG hỗ trợ trong việc nghiên cứu về thực vật để hiểu rõ hơn về khả năng thích nghi và phục hồi của các loài vật trước thiên tai và tác động của con người.

Các hoạt động của KFBG hướng đến việc định hướng lộ trình chiến lược của Hồng Kông nhằm bảo tồn tính nguyên vẹn của hệ sinh thái và khôi phục sự đa dạng sinh học ban đầu. Cục bảo vệ thực vật Hồng Kông đang tích cực phục hồi diện tích rừng ở Hồng Kông nói riêng và những khu vực rộng lớn khác nói chung. Vườn ươm cây bản địa (Native Tree Nursery - NTN) được thành lập vào năm 1997 với mục tiêu tạo ra nguồn cây giống bản địa thích hợp cho việc phục hồi sinh thái. Nguồn cây giống bản địa này được sử dụng để tăng cường độ màu mỡ của đất và phục hồi diện tích rừng thứ sinh bị tàn phá. Ngoài ra, các nghiên cứu và thí nghiệm khoa học cũng được thực hiện để tạo ra khuôn mẫu cho việc trồng rừng và nâng cao khả năng tự phục hồi của rừng.

Nhóm thực hiện đang cố gắng ghi lại, nghiên cứu, lập danh sách các loài dễ bị tấn công và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hãy cùng tìm hiểu thêm cách KFBG nâng cao nhận thức về các vấn đề sinh thái và phát triển bền vững để hàn gắn lại mối liên kết giữa con người với thiên nhiên cũng như thúc đẩy lối sống bền vững.