Nghiên cứu về môi trường hoang dã và bảo tồn rừng ngập mặn

Quốc gia
Upload Image
Wildlife research and mangrove conservation

Url Hash

wildlife-research

Components

Hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CIAP)

Malaysia đứng thứ 12 trong số 17 siêu quốc gia về đa dạng sinh học nhờ những khu rừng mưa nhiệt đới và những vùng đất ngập nước đặc trưng, là môi trường sống của nhiều loài động, thực vật phong phú và đa dạng.

Một ví dụ điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước là rừng ngập mặn, đây là một trong những hệ sinh thái đa dạng và màu mỡ nhất trên trái đất. Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do tốc độ đô thị hóa quá nhanh chóng. Tại Malaysia, nhiều khu rừng ngập mặn đã bị xóa sổ và chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chủ yếu là để trồng cọ dầu và nuôi trồng thủy sản.

Chương trình hợp tác sẽ hỗ trợ cho Hiệp hội Tự nhiên Malaysia (MNS), một đối tác của CIAP tại Malaysia, thực hiện các hoạt động tăng cường bảo vệ động vật hoang dã và bảo tồn rừng ngập mặn. Cụ thể hơn, là hoạt động nghiên cứu về rái cá và tiếp cận cộng đồng địa phương tại Kuala Selangor. Đây là một phần dải đất ven biển có diện tích rừng ngập mặn lớn và được gọi là Bờ biển Selangor ở khu vực Bắc Trung Bộ của Malaysia.

Rái cá không chỉ có vai trò quan trọng đối với môi trường đất ngập nước mà còn được xem là dấu hiệu của một hệ sinh thái phát triển tốt. Đóng góp của MSIG sẽ giúp MNS khuyến khích sự hiểu biết và ý thức bảo vệ rái cá hoang dã thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát và giám sát môi trường sinh thái cùng với các ban ngành liên quan tại địa phương, đồng thời tiếp cận với nông dân cũng như chủ đồn điền nhỏ để mở rộng phạm vi triển khai sáng kiến.

Đáng chú ý, đây sẽ là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Bán đảo Malaysia với trọng tâm bảo tồn loài rái cá, đặc biệt là để bảo vệ rừng ngập mặn. Trong số bốn loài rái cá tại Malaysia, có ba loài được xếp vào danh sách hiện đang bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là loài rái cá lông mũi - được công nhận là loài rái cá quý hiếm nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà bảo tồn và nhà khoa học hiểu rõ hơn để quản lý và bảo vệ có hiệu quả rừng ngập mặn tại Malaysia, với điểm bắt đầu từ Kuala Selangor, nhờ đó nhân viên của MSIG Malaysia có thể cùng góp sức thông qua sáng kiến phục hồi rừng ngập mặn. Để tăng tỷ lệ sống sót của những cây con được trồng trong khuôn khổ hoạt động này, MSIG cũng sẽ hỗ trợ để MNS có thể theo dõi và duy trì cây con trong thời gian một năm.

Khám phá thêm các sáng kiến bảo tồn đa dạng sinh học và các hoạt động bảo tồn khác của Hiệp hội Tự nhiên Malaysia.